icon search TUART icon menu

“Đeo nhẫn cưới” những điều cần biết

Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới ở ngón áp út vì cho rằng đây là ngón tay gắn liền với cảm xúc và trái tim.

Từ nhiều thế kỷ trước, nhẫn cưới là tín vật thể hiện mối quan hệ vợ chồng gắn bó. Khi yêu, chàng trai sẽ cầu hôn cô gái bằng một chiếc nhẫn và tới khi họ đính ước, cả hai sẽ cùng đeo cặp nhẫn giống nhau, đánh dấu mối quan hệ cũng bằng nhẫn. Đa số mọi người đều đeo nhẫn cưới ở ngón áp út nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của vị trí này.

Nhiều chuyên gia lịch sử cho rằng, nhẫn cưới có nguồn gốc từ châu Âu, khi đó con người xem vòng tròn như biểu tượng của sự hoàn hảo, cân bằng, viên mãn. Theo tiếng Hán, nhẫn cưới được cắt nghĩa phù hợp với quan niệm đạo đức của đời sống vợ chồng. Chữ “nhẫn” trong chữ viết có hình tượng là con dao cận kề trái tim, thể hiện sự kiên trì, nhẫn nại, nếu nóng nảy, dao sẽ không ngại ngần làm tổn thương trái tim. Từ đây, ý nghĩa của nhẫn cưới chính là vật nhắc nhở cặp vợ chồng mới kiên nhẫn, nhường nhịn nhau trong cuộc sống hôn nhân.

Nhiều người vẫn băn khoăn về ngón tay nào đeo nhẫn cưới là đúng nhất. Điều này còn tùy thuộc vào phong tục ở các nước và quan niệm cũng như sự thuận tiện của mỗi người. Ở nhiều quốc gia, đa số cô dâu chú rể đều đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái.

"Đeo nhẫn cưới" những điều cần biết

Khi áp hai bàn tay vào nhau, gập ngón giữa lại, các ngón còn lại áp sát nhau. Lúc đó, nếu muốn rời các ngón tay ra, thì ngón cái, ngón trỏ, ngón ít dễ dàng tách ra nhưng ngón áp út thì không thể tách nhau ra được. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình. Chỉ có vợ chồng, sẽ luôn bên nhau trọn cuộc đời.

Cũng có cách giải thích khác khiến nhiều người đeo nhẫn cưới vào ngón áp út, đó là vì đây là ngón tay chạy thẳng đến tim nên đeo nhẫn vào đó sẽ biểu trưng cho tình yêu của hai người, gắn kết bên nhau mãi mãi và tình yêu sẽ luôn được trái tim nuôi dưỡng trong hạnh phúc.

Ở Việt Nam, phong tục truyền thống lại có những quan niệm khác. Các bậc lớn tuổi thường cho rằng “nam tả, nữ hữu”, tức là đàn ông thường ở bên trái, phụ nữ ở bên phải và áp dụng vào cách đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, để thuận tiện làm việc, hầu hết mọi người đều đeo nhẫn tay trái vì tay phải sẽ phải làm việc nhiều, có thể gây xước, mòn nhẫn.

Xem thêm 

Cách chọn nhẫn cưới hoàn hảo



Gọi ngay để được tư vấn

0888 696 888
0836 863 368
0902 863 368
0848 863 368
0965 863 368
.
.
.
.